NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- 10/03/2019 15:05
- 1165
Thành lập công ty – hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng, đáng được khích lệ và hỗ trợ từ cả xã hội.
Những điều cần biết khi thành lập Công ty
Những điều cần biết trước khi thành lập công ty mà Kế Toán Sài Gòn An Tín nêu dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực pháp lý bạn cần biết và thực hiện trước khi chính thức hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp sau này.
A. VÀI LƯU Ý TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
1. Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam:
+ Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân còn hiệu lực.
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
+ Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…)
2. Xác định thành viên hay cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư:
Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.
3. Loại hình doanh nghiệp
Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý doanh nghiệp cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp:
– Doanh nghiệp tư nhân:
Do một cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao). Chịu trách nhiệm bằng toàn tài sản của cá nhân.
– Công ty TNHH một thành viên:
Là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
– Công ty cổ phần:
Có 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cần dựa vào SỐ LƯỢNG NGƯỜI CÙNG THAM GIA GÓP VỐN.
Các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể Chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.
4. Đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
5. Địa chỉ trụ sở công ty
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:
Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
6. Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt), các Tư vấn viên sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn.
7. Người đại diện theo pháp luật
“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
8. Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.
B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY
1. Giấy tờ tùy thân
CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
2. Hồ sơ đăng ký
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Điều lệ Công ty
Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần)
Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt
C. THỦ TỤC – QUY TRÌNH – THỜI GIAN THÀNH LẬP CÔNG TY
1. Thủ tục – Quy trình thành lập công ty
Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân trong mục A và B đã trình bày
Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Đăng bố cáo + Khắc dấu tại Sở KH&ĐT
Đăng ký mua chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử)
Mở tài khoản ngân hàng
Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế
Thông báo phát hành hóa đơn
D. SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY BẠN CẦN LƯU Ý SAU:
Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty.
Lập sổ sách kế toán của DN.
Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01. Bậc thuế môn bài:
Bậc thuế Vốn điều lệ đăng ký Mức thuế/năm
Bậc 1 à Trên 10 tỷ đồng à 3.000.000 đồng
Bậc 2 àTừ 10 tỷ đồng trở xuống à 2.000.000 đồng
Bậc 3 à Chi nhánh, địa điểm kinh doanh.. à1.000.000 đồng
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (GPKD)
Uy Tín - Nhanh Chóng - Chất Lượng tại Sài Gòn
Giao nhận hồ sơ tận nơi.
Tư vấn 24/7 - Hỗ trợ hết mình và nhiệt tình
Chất lượng và thành công của dịch vụ chúng tôi phụ thuộc vào sự hài lòng của các bạn
Bình luận
Xem thêm