DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO DOANH NGHIỆP

1.500.000VND

Thủ tục làm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... gồm những hồ sơ thủ tục và quy trình như thế nào để doanh nghiệp thực hiện. Tham khảo ngay dịch vụ làm BHXH tại Kế Toán Sài Gòn An Tín


Còn hàng

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO DOANH NGHIỆP

Thủ tục làm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... gồm những hồ sơ thủ tục và quy trình như thế nào để doanh nghiệp thực hiện. Tham khảo ngay dịch vụ làm BHXH tại Kế Toán Sài Gòn An Tín

Mục lục

1/ BÁO GIÁ PHÍ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH)

Phí DV

Số lượng lao động đăng ký ban đầu BHXH

Các Quận Tp. HCM

1.500.000 đ

2.500.000 đ

3.000.000 đ

Các Huyện Tp. HCM

2.000.000 đ

3.000.000 đ

3.500.000 đ

Các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An

2.500.000 đ

3.500.000 đ

4.000.000 đ

2/ QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Khi thủ tục hành chính ngày càng được cải thiện để dễ dàng và nhanh chóng thì hiện nay việc đăng ký bảo hiểm xã hội không còn quá phức tạp và nhiều hồ sơ như xưa. Nhưng bạn cũng phải nắm được quy trình, thủ tục và hồ sơ thì mới thực hiện nhanh chóng và dễ dàng được, không mất công đi lại nhiều và tốn thời gian.

2.1 Đăng ký BHXH cho doanh nghiệp mới thành lập:

Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đăng ký sử dụng lao động lần đầu thì thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội ban đầu, công đoàn, khai trình, đăng ký thang lương, bảng lương, quy chế khen thưởng lao động lên phòng lao động và thương binh xã hội chứ không chỉ có BHXH như một số bạn nhầm lẫn (Hãy lưu ý để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ cho doanh nghiệp)

Bước 1: Gửi hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm để xin cấp mã đơn vị, hồ sơ bao gồm:

+ Bản sao công chứng GPKD;

+ Tờ khai đơn vị tham gia BHXH TK3 - TS.

+ Email/ Số điện loại liên hệ của giám đốc và người phụ trách BHXH tại doanh nghiệp

Bước 2: Làm hồ sơ báo tăng lao động (Đăng ký phần mềm, ký lập và nộp hồ sơ điện tử thông qua chữ ký số doanh nghiệp)

+ CMND/ Căn cước/ Hộ chiếu của người lao động

+ Số điện thoại/Email: Của từng người lao động)

+ Địa chỉ thường trú (Đủ 4 cấp đơn vị hành chánh) của từng người lao động

+ Địa chỉ liên hệ (Chỗ ở hiện tại/ Nơi tạm trú) đủ 4 cấp của từng lao động

+ Sổ hộ khẩu (Bản photo không cần công chứng)

+ Mức lương tham gia bảo hiểm (4.729.400 đ hiện là mức tối thiểu vùng 1)

+ HĐLĐ và bảng lương nhân viên;

+ Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

+ Công văn giải trình nếu doanh nghiệp không đăng ký bao hiểm ngay khi thành lập mà chỉ đăng ký bảo hiểm thời điểm sử dụng lao động

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH TK1 - TS.

2.2 Doanh nghiệp đã hoạt động và đã có mã đơn vị:

Chỉ cần làm thủ tục báo tăng/giảm lao động tại đây

Căn cứ vào quy trình làm việc và thời gian xử lý hồ sơ của cơ quan BHXH địa bàn mà thời gian kiểm duyệt hồ sơ khoảng 5 – 15 ngày làm việc.

Khi bạn xử dụng dịch vụ đăng ký BHXH tại Kế Toán Sài Gòn An Tín sẽ tiết kiệm tối đa thời gian chuẩn bị hồ sơ và đi lại

Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm và cách đăng ký bảo hiểm xã hội theo link sau:

+ Thủ tục báo tăng, báo giảm BHXH

+ Thủ tục và hồ sơ báo tăng/ báo giảm BHXH điện tử (Phần mềm – mạng trực tuyến)

+ Thủ tục chốt sổ BHXH và nộp hồ sơ báo chốt sổ BHXH

3/QUY ĐỊNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2021 (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

Mức tiền lương và tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2021

3.1 Các văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm xã hội hiện hành: 

Tên Văn Bản

Ngày ban hành

Ngày hiệu lực

Nội dung nổi bật

Luật số:
58/2014/QH13

20/11/2014

01/01/2016

Quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội

Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH

29/12/2015

15/02/2016

- Các chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất): về điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng.
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (điều 30)

Nghị định
44/2017/NĐ-CP

14/04/2017

 

01/06/2017

Quy định mức đóng hàng tháng và phương thức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quyết định
595/QĐ-BHXH

14/04/2017

01/07/2017

Ban hành quy trình thu (thủ tục tham gia, điều chỉnh tăng/giảm, truy thu) BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Quy định về mức đóng, tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm

Nghị định
143/2018/NĐ-CP

15/10/2018

01/12/2018

Quy định chi tiết về đối tượng và mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Quyết định 166/QĐ-BHXH

31/01/2019

01/5/2019

Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị định 58/2020/NĐ-CP

27/05/2020

15/07/2020

Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 Quyết định 1040/QĐ-BHXH

18/08/2020

18/08/2020

Ban hành mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN).

Quyết định 505/QĐ-BHXH

27/03/2020C

01/05/2020

Sửa đổi Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Nghị quyết 68/NQ-CP

01/07/2021

01/07/2021

Một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

(Trong đó có: giảm mức đóng BHXH)

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH

07/07/2021

01/09/2021

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nghị quyết số 116/NQ-CP

24/9/2021

24/09/2021

Chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

3.2 Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2021:

+ Đối với khối doanh nghiệp: Tiền lương do đơn vị quyết định

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
Theo Điều 1 của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH:

Cụ thể:
Các khoản phải cộng vào để tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh:

Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

+ Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:

Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

Như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

+ Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên:

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

* Các khoản không phải đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
+ Thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
+ Tiền ăn giữa ca;
+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH
 

(Đó là: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.)

Lưu ý:

Phụ cấp chuyên cần không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc (Theo Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tiền lương đóng BHXH bắt buộc)

3.3 Các lưu ý khi xác định mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

3.3.1 Mức tiền lương thấp nhất để tham gia BHXH bắt buộc hàng tháng trong năm 2021

* Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

- Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

VÙNG

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Vùng 1

4.420.000 đ/ tháng

Vùng 2

3.920.000 đ/ tháng

Vùng 3

3.430.000 đ/ tháng

Vùng 4

3.07.000 đ/ tháng

* Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng

Ví dụ:

Để tính mức lương tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHYT, BHYT, BHTN) thấp nhất theo mức lương tối thiểu vùng 1 mới năm 2021 là:

4.420.000 + (7% x 4.420.000) = 4.729.400 đồng/tháng

* Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

3.3.2 Mức tiền lương cao nhất để tham gia BHXH bắt buộc hàng tháng trong năm 2021

+ Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế:

Không được cáo hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung: (Mức lương tối thiểu chung hiện nay là: 1.490.000 đồng/tháng Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang)

= 20 x 1.490.000 đ = 29.800.000 đ

+ Bảo hiểm thất nghiệp:

Không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng:

= 20 x Mức lương tối thiểu của từng vùng

3.3.3 Tỷ lệ trích nộp bảo biểm trước ngày 01/07/2021:

Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH như sau:

Đối tượng

Người sử dụng lao động (DN) đóng

 

Người lao động đóng

Loại BH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

BHTN

 

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

BHTN

Qũy

Hưu Trí
Tử Tuất

Ốm Đau
Thai Sản

TNLĐ
BNN

     

Hưu Trí
Tử Tuất

Ốm Đau
Thai Sản

TNLĐ
BNN

   

Mức đóng

14%

3%

0,5%

3%

1%

 

8%

0%

0

1,5%

1%

Tổng

17,5%

     

8%

   

21,5%

 

10,5%

 

32%

(TNLĐ - BNN: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

Ghi chú:

* Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH x Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm

Doanh nghiệp có thể đóng BHXH theo các cách sau:

Theo tháng: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.

Theo quý hoặc 6 tháng/lần: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của kỳ đóng.

Lưu ý:

Với cách đóng theo quý hoặc 6 tháng/lần chỉ áp dụng cho doanh nghiệp/HTX/HKD cá thể…  đang hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp trả lương theo sản phẩm/theo khoán.

4/ MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM CHẬM NỘP BHXH, BHYT, BHTN CẦN BIẾT

Theo Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ/CP ngày 01/03/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH như sau:

Lỗi vi phạm

Mức phạt

Không công khai đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp; không xác nhận việc đóng BHXH để người lao động làm hồ sơ lãnh trợ cấp thất nghiệp; không cung cấp hoặc cung cấp sai, thiếu thông tin về việc đóng BHXH bắt buộc

500.000 đ - 1.000.000 đ

Không cung cấp đúng và đủ các thông tin hồ sơ liên quan đến việc đóng và nhận BHXH theo quy định nhà nước

5.000.000 đ - 10.000.000 đ

Chậm đóng, đóng không đúng mức quy định hoặc không đúng, không đủ đối tượng tham gia BHXH (nhưng không phải trốn đóng)

12% - 15% tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm

(Tối đa không quá 75.000.000 đ)

Không đóng BHXH, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHTN (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

18% - 20%tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm

(Tối đa không quá 75.000.000 đồng)

Trốn đóng BHXH, BHTN (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

50.000.000 đ - 75.000.000 đ

"LỰA CHỌN SÁNG SUỐT VÀ TỐI ƯU"

KHÔN NGOAN KHI BẠN BIẾT TẬN DỤNG NHỮNG ĐÒN BẨY PHỤC VỤ TỐT CHO BẠN !

GÓI DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT

Bình luận