HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ KINH DOANH

  • 29/06/2021 21:05
  • 1804

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP – ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Thành lập công ty, doanh nghiệp có cần bằng cấp hay không ?

Thành lập công ty cần phải đóng các loại thuế tiêu biểu gì ?

Chi phí để duy trì một công ty mới thành lập ?

Vốn bao nhiêu khi đăng ký thành lập một công ty ?

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP – ĐĂNG KÝ KINH DOANH

“THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LÀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VÀ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC BẢO HỘ”

Bài viết của Kế Toán Sài Gòn An Tín cung cấp thông tin để quý bạn hữu tham khảo “Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp/ đăng ký kinh doanh” quy trình chuẩn bị và các thủ tục cần thiết khi đăng ký kinh doanh nhằm mục đích hỗ trợ các bạn khi tìm hiểu về doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ để thuận tiện và dễ dàng khi đăng ký thành lập mới doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp là bước tiến đầu tiên, bước chân đầu tiện đặt nền mống cho một khởi nghiệp một dự án kinh doanh mà bạn khao khát, bạn đam mê cháy bỏng. Nơi để bạn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.

I – CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

1.1 Các giấy tờ, địa chỉ:

Là các loại giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

- Các giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu (còn hiệu lực) công chứng.

- Số điện thoại của công ty: Có thể là điện thoại bàn hoặc điện thoại di động điều được

- Email: Đăng ký tài khoản Email (Gmail, Hotmail,…) (Nếu có)

- Địa chỉ trụ sở công ty: Đủ 4 cấp đơn vị hành chính

+ Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn:

+ Xã/Phường/Thị trấn:

+ Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:

+ Tỉnh/Thành phố:

- Địa chỉ thường trú của đại diện pháp luật (Giám đốc) công ty.

- Địa chỉ liên lạc của đại diện pháp luật.

1.2 Các phần liên quan về đăng ký doanh nghiệp:

Để đảm bảo doanh nghiệp của bạn sẽ là một công cụ kinh doanh hiệu quả và an toàn bạn cần tìm hiểu vài thông tin cơ bản sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với ngành nghề của bạn ?
  • Chọn mô hình tổ chức quản lý nào ?
  • Chọn tên công ty/ thương hiệu của bạn ra sao ?
  • Ngành nghề kinh doanh dự định đăng ký (Có điều kiện hay không có điều kiện)
  • Vốn điều lệ đăng ký

II - HIỂU RÕ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

2.1 Thông tin cần chuẩn bị:

a. Chọn lựa một loại hình doanh nghiệp để khởi nghiệp:

- Loại hình doanh nghiệp cũng là yếu tố rất quan trọng, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty bạn.

- Những yếu tố chính giúp bạn xem xét lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm:

+ Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư.

- Có các loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn:

+ Công ty TNHH 1 thành viên.

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

+ Doanh nghiệp tư nhân.

b. Chọn một cái tên doanh nghiệp để đăng ký:

- Việc đặt tên công ty và gây ấn tượng không chỉ là nguồn cảm hứng cho tất cả thành viên trong công ty mà còn là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai.

- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

- Bạn nên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ phát âm và dễ ghi nhớ.

- Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014.

- Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào vào “dangkykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.

Ví dụ:

CÔNG TY TNHH VẠN XUÂN

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NHẬT MINH

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRƯỜNG XUÂN

c. Địa chỉ trụ sở công ty/ Văn phòng công ty:

- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó.

- Tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại hoặc chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

d. Đăng ký ngành nghề kinh doanh:

- Ngành nghề phải được mã hoá theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

- Bạn có thể đưa ra lĩnh vực kinh doanh dự kiến và Kế Toán Sài Gòn An Tín sẽ tư vấn và mã hoá phù hợp cho bạn.

- Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thoả mãn các điều kiện quy định của pháp luật khi đăng ký.

- Điều kiện có thể là Giấy phép con, Chứng chỉ hành nghề, An toàn thực phẩm, An ninh trật tự, vốn pháp định,…. tuỳ vào ngành và lĩnh vực cụ thể.

- Bạn cần tìm hiểu hoặc gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể ngành nghề bạn chọn có điều kiện hay không.

e. Đăng ký vốn điều lệ công ty:

- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.

- Vốn điều lệ có thể thay đổi với sự đồng ý của các thành viên/ cổ đông.

- Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

- Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.

 - Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng.

** Có cần phải chứng minh vốn điều lệ của doanh nghiệp không?

- Tại thời điểm hiện tại luật không quy định doanh nghiệp phải có tối thiểu bao nhiêu vốn và tối đa bao nhiêu (Trừ những doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề có điều kiện vốn pháp định tối thiểu).

- Do vậy cũng không vì thế mà bạn chọn một mức vốn quá thấp hoặc quá cao! Tại sao ?

+ Khi vốn điều lệ quá thấp sẽ không thể hiện hết được tiềm lực tài chính và quy mô công ty cho đối tác và sẽ trở ngại khi hợp tác kinh doanh, thiếu tin tưởng về tài chính của công ty bạn.

+ Và khi bạn cần hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng (ngân hàng) nếu số vốn quá thấp sẽ không tạo được sự “tin tưởng” khi bạn vay một khoảng vốn quá mức vốn điều lệ.

- Nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao vượt xa ngoài khả năng tài chính của bản thân thì lợi trước mắt là tạo niềm tin cho đối tác kinh doanh, ngân hàng, nhà cung cấp,… nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nợ nần quá mức khả năng chi trả.

- Bạn chịu trách nhiệm bằng đúng số vốn đã đăng ký.

- Khi doanh nghiệp mới có những bước đầu thành lập công ty, nguồn khách hàng chưa được thiết lập nhiều, chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển ổn định thì mình đăng kí tăng vốn điều lệ lên cao hơn.

f. Chức danh của đại diện theo pháp luật của công ty:

- Chọn chức danh là giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Xem thêm chi tiết phần sau tại đây

Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp Kế Toán Sài Gòn An Tín

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (GPKD)

Uy Tín - Nhanh Chóng - Chất Lượng tại Sài Gòn

Giao nhận hồ sơ tận nơi.

 

Tư vấn 24/7 - Hỗ trợ hết mình và nhiệt tình

Chất lượng và thành công của dịch vụ chúng tôi phụ thuộc vào sự hài lòng của các bạn

 

 

 

Bình luận