THỦ TỤC HỒ SƠ THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY

  • 13/07/2021 20:00
  • 665

Thủ tục thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cũng đáng được lưu ý và quan tâm, có thể ảnh hưởng đến thương hiệu mà bạn đã xây dựng trước đó. Nên cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định thay đổi tên.

THỦ TỤC HỒ SƠ THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY

1. Lý do bạn muốn đổi tên công ty ?

Tên công ty là biểu trưng và tên gọi tắt và cũng là thương hiệu của doanh nghiệp bạn khi giao lưu, ký kết hợp đồng với đối tác, khi giới thiệu với khách hàng,… được bạn xây dựng từ những ngày đầu khởi nghiệp.

Hãy cân nhắc liệu việc bạn đổi tên công ty có thực sự đem lại hiệu quả hay không vì sẽ phiền toái cho nhiều khách hàng hiện tại của doanh nghiệp bạn bị lầm tưởng là công ty đã sang tên đổi chủ.

2. Những lý do nên đổi tên công ty như sau ?

a. Tên công ty không còn chính xác, dễ gây nhầm lẫn hiểu sai ý nghĩa

Một số công ty có xu hướng đặt tên công ty gắng với sản phẩm mình kinh doanh. Điều đó cũng tốt nếu sản phẩm của bạn đặc trưng, độc đáo và khan hiếm trên thị trường.

Nhưng theo thời gian nhất là thời buổi công nghệ và quan hệ quốc tế giao thương rộng mở thì các sản phẩm dần mất đi sức hút và đặc trưng độc quyền trước kia.

Bạn phải suy nghĩ đến việc thay đổi một cái tên thương hiệu của riêng mình thay vì lấy theo tên sản phẩm.

b. Tên công ty chung chung, phổ biến hoặc không có tên riêng đặc thù:

CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH VẬN TẢI NAM BẮC

CÔNG TY TNHH VẬT TƯ CƠ ĐIỆN

Những tên này khó để lại ấn tượng và không có cái riêng sẽ khó khăn cho phát triển mở rộng sau này.

Bạn nên lưu ý khi khởi nghiệp xây dựng một thương hiệu từ giai đoạn đầu sơ khai, xác định đúng định hướng và lâu dài cái tên thương hiệu mình đã chọn lựa.

c. Tên công ty hợp tác chung lấy tên cá nhân của các thành viên

CÔNG TY TNHH LỘC TÀI

Khi khởi sự kinh doanh hùn hạp vốn làm ăn, các doanh nghiệp Việt thường lấy tên các thành viên công ty để đặc tên cho doanh nghiệp… điều này cũng khá hợp lý và được nhiều người lựa chọn. Nếu phát triển ổn định thì không có gì phải bàn cải, nhưng nếu có 1 thành viên nào đó bất đồng quan điểm, rút vốn khỏi công ty thì phải đổi tên lại cho phù hợp.

Còn nhiều lý do khác nữa dẫn đến bạn phải thay đổi tên doanh nghiệp, nhưng hãy cân nhắc là kỹ về việc này. Chọn một tên phát triển lâu dài và ổn định.

3. Hướng dẫn quy trình thay đổi tên công ty

Thay đổi tên công ty cổ phần, Công ty TNHH cần hồ sơ gì ?

Mẫu thông báo, công văn thay đổi tên công ty như thế nào ?

Trước khi tiến hành các thủ tục, hồ sơ đổi tên công ty, doanh nghiệp, bạn cần kiểm tra tên công ty dự kiến thay đổi có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc hay không tại trang dangkykinhdoanh.gov.vn

Các nội dung cần kiểm tra bao gồm tên công ty mới, tên tiếng anh, tên viết tắt.

a. Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể về việc thay đổi tên.

+ Thông báo cập nhật số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (Nếu doanh nghiệp chưa có thông tin)

+ Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên.

+ Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên.

+ Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (Nếu trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp làm và nộp hồ sơ)

b. Hồ sơ thay đổi tên công ty TNHH một thành viên:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể về việc thay đổi tên.

+ Thông báo cập nhật số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (Nếu doanh nghiệp chưa có thông tin)

+ Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi tên.

+ Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (Nếu trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp làm và nộp hồ sơ)

c. Hồ sơ thay đổi tên công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể về việc thay đổi tên.

+ Thông báo cập nhật số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (Nếu doanh nghiệp chưa có thông tin)

+ Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi tên.

+ Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc thay đổi tên.

+ Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (Nếu trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp làm và nộp hồ sơ)

4. Nộp hồ sơ và nhận kết quả:

a. Nộp trực tiếp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, bạn nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở công ty.

Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ giải quyết hồ sơ của bạn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được GPKD với tên công ty mới. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Khi đó, bạn cần làm lại và nộp hồ sơ lại.

b. Nộp qua mạng

Bạn phải có tài khoản đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia (Đã xác thực cá nhân)

Bạn scan bộ hồ sơ và nộp lên cổng thông tin quốc gia.

Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ giải quyết hồ sơ của bạn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn in giấy biên nhận hồ sơ và lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư để nhận giấy phép mới (hoặc có thể nhận qua bưu điện)

Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo bổ sung, bạn bổ sung như các yêu cầu hướng dẫn của chuyên viên, sau đó scan nộp lại hệ thống.

5. các lưu ý sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành thủ tục đổi tên công ty, và nhập được giấy phép kinh doanh mới để tránh bị xử phạt các lỗi pháp lý, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

a. Khắc lại con dấu mới.

b. Làm bảng hiệu với tên mới đổi.

Giống như khi bạn vừa thành lập công ty mới, đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp bạn cũng phải làm lại bảng hiệu với tên mới.

c. Trả con dấu cũ cho cơ quan công an

Doanh nghiệp thành lập trước 01/07/2015 được cơ quan cấp dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Do vậy, sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi tên công ty, bạn phải trả con dấu cũ cho cơ quan công an.

Doanh nghiệp thành lập từ tháng 07/2015 trở đi không cần phải trả dấu, nhưng sau khi đổi tên công ty thì không được sử dụng con dấu với tên cũ vào bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp.

d. Xử lý hóa đơn cũ và làm thông báo phát hành hóa đơn theo tên công ty mới

Tùy vào loại hóa đơn doanh nghiệp sử dụng mà cách xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty sẽ khác nhau cụ thể:

Đối với hóa đơn giấy (nếu tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ):

Sau khi nộp thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn theo mẫu TB04/AC, doanh nghiệp khắc dấu vuông tên công ty mới và đóng lên hóa đơn (vị trí tên công ty cũ) rồi xuất hóa đơn như bình thường.

Đối với hóa đơn điện tử có 2 phương án (Tùy mỗi Chi cục Thuế xử lý):

Phương án 1

- Liên hệ đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử điều chỉnh tên công ty.

- Kế toán nộp mẫu TB04/AC - thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn (Đơn vị phát hành hóa đơn)

Phương án 2

- Liên hệ đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử điều chỉnh tên công ty;

- Hủy hóa đơn cũ (số hóa đơn chưa sử dụng hết);

- Doanh nghiệp làm thông báo phát hành hóa đơn với tên công ty mới.

Phương án 2 thường được áp dụng nhiều. Kế Toán Sài Gòn An Tín xin hướng dẫn cụ thể qua một ví dụ dưới đây để bạn tham khảo.

Ví dụ:

+ Doanh nghiệp phát hành 100 số hóa đơn điện tử với mẫu số 01GTKT0/001; Ký hiệu: AB/20E

+ Tại thời điểm đổi tên công ty, số hóa đơn đã dùng từ 0000001 – 0000005.

+ Số hóa đơn còn lại từ 0000006 – 0000100.

+ Khi đổi tên công ty, đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử sẽ tạo mẫu số 01GTKT0/002; Ký hiệu AB/21E với tên công ty mới;

+ Khi đó, doanh nghiệp sẽ làm thông báo hủy hóa đơn mẫu cũ từ số 0000006 - 0000100 và phát hành hóa đơn mẫu mới từ số 0000001 - 0000095.

Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp Kế Toán Sài Gòn An Tín

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (GPKD)

Uy Tín - Nhanh Chóng - Chất Lượng tại Sài Gòn

Giao nhận hồ sơ tận nơi.

 

Tư vấn 24/7 - Hỗ trợ hết mình và nhiệt tình

Chất lượng và thành công của dịch vụ chúng tôi phụ thuộc vào sự hài lòng của các bạn

 

 

 

Bình luận