CÁCH TÔI ĐÃ LÀM GIẤY PHÉP KINH DOANH CHO MÌNH TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU KHỞI NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO ?

  • 09/12/2021 15:52
  • 1274

Khi bạn có ý tưởng và kế hoạch kinh doanh, điều tiếp theo bạn cần là làm thế nào đăng ký giấy phép kinh doanh ?

Dù bạn làm gì hãy tuân thủ và làm đúng quy định pháp luật, để sự phát triển bền vững và gây dựng nên sự nghiệp an toàn và vững chắc!

CÁCH TÔI ĐÃ LÀM GIẤY PHÉP KINH DOANH CHO MÌNH TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU KHỞI NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO ?

1. Khi làm giấy phép bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp ra sao ?

- Khi bạn mới tìm hiểu về cách thức và thủ tục làm giấy phép kinh doanh, lại nghe nói phải chọn loại hình công ty.

- Các loại hình cơ bản phổ biến tại Việt Nam.

+ Về cơ bản, loại hình doanh nghiệp là cách thức thủ tục hoạt động và hồ sơ liên quan, chứ về bản chất không khác nhau nhiều, tất cả cũng chỉ là mô hình để công ty hoạt động và kinh doanh. Đối lúc có thể hiển nôn na là quy mô công ty để chọn loại hình.

+ Công ty tnhh (trách nhiệm hữu hạn) một thành viên: do 1 cá nhân (hoặc tổ chức) làm chủ và sở hữu. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

+ Công ty tnhh hai thành viên trở lên: Do có từ 02 thành viên đến 50 thành viên, hùn hạp tỷ lệ góp vốn cùng nhau kinh doanh. Các thành viên sẽ thỏa thuận tỷ lệ góp vốn. Cùng nhau đăng ký giấy phép kinh doanh…. Và trở thành thành viên công ty. Tất cả các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã góp vào công ty.

+ Công ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu (Ít nhất) là 03 thành viên và không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ phần sở hữu.

Công ty cổ phần là hoại hình công ty có thể huy động vốn linh hoạt từ bên ngoài thông qua việc phát hành cổ phần.

2. Bạn chọn tên thương hiệu và tên công ty

- Bạn hãy suy nghĩ và lên bản thảo vài ý tưởng cho một tên công ty của mình và tên phải tạo ra sắc thái riêng đặc trưng để định vị khách hàng, giúp khách hàng nhận biết thương hiệu của bạn. Đó là cả một quá trình, nhưng bạn phải chuẩn bị chuẩn hóa ngay lúc đầu đăng ký giấy phép để thống nhất về mặt pháp lý và nhận diện thương hiệu.

- Tên công ty được viết bằng tiếng Việt có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

- Tên công ty không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Ví vụ:

CÔNG TY TNHH MTV NHƯ Ý PHÁT

CÔNG TY TNHH MTV PHẠM DŨNG PHÁT

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO LỘC PHÁT

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ MÁY MÓC KATA

3. Chọn mặt bằng để đặt trụ sở công ty:

Tùy vào mô hình kinh doanh và ngành nghề của bạn mà chọn một trụ sở phù hợp để giao dịch với khách hàng.

- Địa chỉ công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty bạn phải ở lãnh thổ của Việt Nam và có địa chỉ xác định bằng số nhà, tên phố, phường, quận, thành phố hoặc tỉnh thành, số điện thoại, số fax và thư điện tử nếu có.

- Trong trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

- Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

4. Đăng ký ngành nghề kinh làm giấy phép:

- Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

- Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt). Trong trường hợp bạn đăng ký một ngành nghề này nhưng một thời gian sau bạn muốn kinh doanh ngành nghề khác thì bạn có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh.

5. Lựa chọn vốn điều lệ sao cho phù hợp:

- Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác. Tuy nhiên người thành lập doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã khai khi đăng ký doanh nghiệp.

- Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản nên bạn an tâm, nếu muốn tăng vốn điều lệ khi công ty lớn mạnh.

6. Chuẩn bị giấy tờ gì khi làm giấy phép:

- Với các tiến độ cải cách hành chính, mọi thủ tục ngày càng được đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đủ thông tin để quản lý và lưu trữ của cơ quan chức năng.

- Bạn cần chuẩn bị CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 3 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và tất cả các thành viên góp vốn.

7. Các loại thuế cơ bản mà công ty phải đóng bạn cần nắm:

- Nếu doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ Trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài cần đóng hàng năm là: 3.000.000 đồng

- Nếu doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ Từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài cần đóng hàng năm là: 2.000.000 đồng

- Nếu doanh nghiệp đăng ký thành lập Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện thì mức thuế môn bài cần đóng hàng năm là 1.000.000 đồng

- Thuế giá trị gia tăng khoản thuế này doanh nghiệp cần đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào hóa đơn đầu ra và đầu vào trong kỳ. Mức thuế VAT  là 10%

- Thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đóng sau khi kết thúc năm tài chính khi kinh doanh có doanh thu và phát sinh lãi. Mức đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp là từ 20% trên lợi nhuận mà doanh nghiệp kê khai thuế.

- Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa. Mức thuế suất này tùy thuộc vào ngành nghề, hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh.

- Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa. Mức thuế suất này tùy thuộc vào ngành nghề, hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh.

8. Kinh doanh có xin giấy phép và không xin giấy phép lợi/hại ra sao

- Khi thành lập công ty sẽ được nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh và được pháp luật bảo hộ tránh được những điều không hay có thể xảy ra trong kinh doanh hoặc xảy ra tranh chấp.

- Tạo dựng uy tín với khách hàng và nhà cung cấp. Khách hàng muốn ký kết và thực hiện giao thương ở những hợp đồng mua bán, nhằm giúp cho việc mua bán được bảo đảm hơn.

- Có thể huy động vốn hoặc vay vốn khi hoạt động kinh doanh.

- Tạo ra lợi ích cho xã hội khi phát triển kinh doanh. Nếu công ty kinh doanh có lãi sẽ phải đóng một khoản thuế cho nhà nước. Số tiền này được đóng góp vào các phúc lợi xã hội, xây dựng cơ sở vật chất,… Đồng thời công ty sẽ tạo ra một lượng lớn công việc, giải quyết tình trạng thất nghiệp cải thiện đời sống, an sinh xã hội. Từ đó góp phần quan trọng vào GDP của nền kinh tế nước nhà.

- Mang lại sự tín nhiệm cho doanh nghiệp. Thành lập công ty sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn so với các cá nhân nhỏ lẻ. Không chỉ cho chính doanh nghiệp mình mà còn xã hội, đối tác và cả khách hàng.

Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp Kế Toán Sài Gòn An Tín

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (GPKD)

Uy Tín - Nhanh Chóng - Chất Lượng tại Sài Gòn

Giao nhận hồ sơ tận nơi.

 

Tư vấn 24/7 - Hỗ trợ hết mình và nhiệt tình

Chất lượng và thành công của dịch vụ chúng tôi phụ thuộc vào sự hài lòng của các bạn

 

 

 

Bình luận