ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT

  • 25/11/2018 21:28
  • 1015

Đại diện Pháp Luật của công ty là phạm trù được nhắc đến nhiều và đóng vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Vì thế Luật Pháp đã ban hành quy định điều kiện đối với người Đại diện Pháp Luật. Vì thế khi tiến hành thủ tục thành lập công ty cần tìm hiểu và  tuân thủ chấp hành quy định về điều kiện làm người đại diện pháp luật

ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT

Sau đây Kế Toán Sài Gòn An Tín xin gửi đến quý doanh nhân vài điểm cần biết khi muốn thành lập doanh nghiệp và làm đại diện pháp luật của một công ty.

Quy định về người đại diện pháp luật khi thành lập công ty

Quy định về người đại diện pháp luật khi thành lập công ty mà bạn tôi cần tìm hiểu trước khi tiến hành thủ thục thành lập công ty nhé.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT

Đại diện Pháp Luật của công ty là phạm trù được nhắc đến nhiều và đóng vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Vì thế Luật Pháp đã ban hành quy định điều kiện đối với người Đại diện Pháp Luật. Vì thế khi tiến hành thủ tục thành lập công ty cần tìm hiểu và  tuân thủ chấp hành quy định về điều kiện làm người đại diện pháp luật.

1.Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp khi thành lập công ty là:

Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường chủ tịch hoặc Giám đốc) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp.

Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.

2. Điều kiện để làm người Đại diện Pháp Luật khi thành lập công ty:

Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2005, Đại diện Pháp Luật là cá nhân:

-  Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch.

-  Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp.
-  Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
-  Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định tại Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001.
-  Đối với người được giám hộ – Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật.
-  Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.
-  Đối với hộ gia đình - Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.

-  Đại diện Pháp Luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.

3. Đại diện Pháp Luật trong từng loại hình công ty khi thành lập doanh nghiệp:

Trong mỗi loại hình công ty, Đại diện Pháp Luật có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về việc thành lập thêm doanh nghiệp. 

a/ Công ty TNHH hai thành viên:

- Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.
- Sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ.
- Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc Công Ty TNHH hai thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên cũng có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

b/ Công ty Cổ Phần:

- Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Quản trị / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.
- Sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông.
- Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Công Ty Cổ Phần không thể làm Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào khác, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty khác với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên.

c/ Doanh nghiệp tư nhân:

-  Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc.
-  Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Khoản 3, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2005);
- Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Doanh nghiệp Tư Nhân đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

d/ Công ty TNHH một thành viên:

- Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.
- Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc Công Ty TNHH một thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

e/ Lưu ý về đại diện pháp luật:

Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục, ĐDPL phải thực hiện các công việc sau:

-   Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty.
-   Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.

Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp Kế Toán Sài Gòn An Tín

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (GPKD)

Uy Tín - Nhanh Chóng - Chất Lượng tại Sài Gòn

Giao nhận hồ sơ tận nơi.

 

Tư vấn 24/7 - Hỗ trợ hết mình và nhiệt tình

Chất lượng và thành công của dịch vụ chúng tôi phụ thuộc vào sự hài lòng của các bạn

 

 

 

Bình luận