10001 NHỮNG CÂU HỎI VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY – DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT
- 03/06/2019 13:17
- 1064
10001 NHỮNG CÂU HỎI VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY – DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT!
Giải đáp các câu hỏi tiêu biểu mà bạn cần khi đăng ký doanh nghiệp và thành lập công ty mới,…
Hotline 0899 458 395
10001 NHỮNG CÂU HỎI
VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY – DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT
Khởi nghiệp để xây dựng một sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình, làm những điều mình thích, kinh doanh ngành mình đam mê, hướng đến tự do tài chính, tự do thời gian,…
Xu hướng “khởi nghiệp” đã và đang góp phần không nhỏ cho nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên không ít các bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Vậy quy trình thành lập công ty cũng như giấy tờ thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Kế Toán Sài Gòn An Tín sẽ trình bày cụ thể một cách đầy đủ thông tin nhất cũng như các bước, các loại hồ sơ thủ tục đăng ký để có thể bắt đầu kinh doanh ngay!
I - Vì sao phải thành lập doanh nghiệp?
Nên thành lập doanh nghiệp loại hình gì?
+ Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH)
+ Công ty cổ phần
+ Hộ kinh doanh cá thể
+ Doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ, giấy tờ và thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Thành lập công ty TNHH cần những gì?
Thành lập doanh nghiệp tư nhần cần những gì ?
Đăng ký, thành lập hộ kinh doanh cần những gì?
Trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp
Một số câu hỏi thường gặp khác về thành lập doanh nghiệp ?
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào?
Độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp
Thành lập công ty mất bao lâu thời gian?
Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?
Thành lập công ty phải đóng những thuế gì?
Các lưu ý khi thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp?
Sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì?
Những điều lưu ý khi thành lập công ty?
1. Vì sao phải thành lập doanh nghiệp?
Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên việc đầu tư kinh doanh luôn cần được đảm bảo an toàn và có tính ràng buộc về mặt pháp lý (để đảm bảo sự bảo hộ và đúng luật pháp).
Bạn không thể kinh doanh lớn với tư cách cá nhân hoặc sẽ bị gặp các rắc rối về mặt pháp lý.
Một số lợi ích cơ bản của thành lập công ty – doanh nghiệp như:
Khi thành lập doanh nghiệp thì những nhà sáng lập nên công ty đó sẽ có quyền quyết định, được quyền quản lý mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đó.
Việc thành lập công ty sẽ giúp việc hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và quảng bá tốt hơn và có khả năng được mở rộng, xây dựng một thương hiệu và thị trường chắc chắn sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn so với những quy mô kinh doanh nhỏ lẻ và cá thể khác.
Giúp cho việc quản lý và điều hành công việc kinh doanh có hệ thống và bài bản hơn
Khi thành lập công ty sẽ có được những ưu đãi cũng như các quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để giải thích cho việc vì sao phải thành lập công ty thì nó cũng xuất phát từ niềm đam mê. Rất nhiều người cho rằng việc thành lập công ty sẽ giúp họ trưởng thành, bản lĩnh hơn và học hỏi được nhiều thứ hơn, tích luỹ nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Thành lập doanh nghiệp giúp thuận lợi trong đàm phán và tư cách pháp lý
2.Nên thành lập doanh nghiệp loại hình gì?
Việc xác định loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những ưu đãi mà bạn nhận được, cũng như mục tiêu, chiến lược và sự phát triển dài hạn của công ty.
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:
+ Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH)
Công ty trách nhiệm hữu hạn (1) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là gì,làm gì
Phân loại công ty TNHH
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá 50. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Là hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
c. Ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH
Ưu điểm
Được quyền quyết định mọi vấn đề của công ty đối với công ty tnhh 1 TV còn 2 TV cũng không quá phức tạp vì các thành viên không nhiều và thông thường cũng quen biết nhau do đó cũng rất dễ điều hành, quản lý.
Vì là loại hình trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn góp vào công ty, không liên quan gì tới tài sản cá nhân, hạn chế được rủi ro.
Đối với công ty TNHH 2 TV thì có thể xuất hiện chuyển nhượng vốn tuy nhiên được pháp luật quy định chặt chẽ nên hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát, người lạ khó có thể chen chân vào điều hành công ty
Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng hơn so với DNTN
Nhược điểm
Số lượng thành viên bị giới hạn không được vượt quá 50
Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế với viêc huy động con số lớn trong thời gian ngắn
Uy tín trước đối tác sẽ bị ảnh hưởng vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên nếu quy mô kinh doanh chưa lớn thì việc này gần như rất ít gây ra ảnh hưởng tiêu cực.
d. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần (2) là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Để thành lập doanh nghiệp cổ phần cần tối thiểu là 3 cổ đông.
Các các nhân, tổ chức với vai trò cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần:
Ưu điểm
Cũng giống công ty TNHH, các cổ dông chỉ chịu trách nhiệm tài chính trong số vốn điều lệ đã đăng ký, nên mức độ rủi ro đối với các cổ đông không cao.
Công ty cổ phần có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Thông qua việc phát hành cổ phiếu, công ty cổ phần có thể kêu gọi đầu tư cũng như huy động vốn linh hoạt hơn.
Việc chuyển nhượng cổ phần của loại hình doanh nghiệp này rất dễ dàng, vì vậy rất thuận lợi cho nhiều người cùng góp vốn. Hơn nữa cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần, từ đó đa dạng đối tượng cổ đông tham gia.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Việc huy động vốn dễ dàng, giúp công ty cổ phần có thể mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh.
Công ty cổ phần được quản lý bởi hội đồng quản trị công ty, từ đó các quyết định được trảo đổi, bàn bạc khách quan, giúp hạn chế những rủi ro, cũng như xác định phương hướng phát triển chính xác hơn.
Nhược điểm
Công ty cổ phần có sự ràng buộc chặt chẽ về luật pháp cũng như chế độ tài chính, kế toán. Vì vậy việc thành lập công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Được thành lập bởi nhiều cổ đông nên việc quản lý cũng như điều hành công ty gặp nhiều khó khăn.
Mọi quyết định quan trọng của công ty cổ phẩn phải qua sự nhất trí của hội đồng quản trị. Vì vậy nhiều vấn đề không được giải quyết kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất.
e. Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể thực ra cũng ra cũng giống như là một loại hình Doanh Nghiệp được thu nhỏ, vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Gọi là loại hình doanh nghiệp thu nhỏ vì phạm vi kinh doanh của nó nhỏ hẹp trong huyện, quận.
Hộ kinh doanh cá thể do 1 cá nhân duy nhất hoặc 1 hộ gia đình kinh doanh. Số đông muốn góp vốn kinh doanh sẽ phải cùng nhau thành lập doanh nghiệp. Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Ưu điểm và nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh cá thể
Ưu điểm
Hộ kinh doanh hoàn toàn chủ động trong việc quyết định loại hình kinh doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh không chịu sự ràng buộc chặt chẽ về pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy mọi hoạt động kinh doanh đều được xây dựng trên uy tín của cá nhân đối với đối tác và khách hàng.
Nhược điểm
Trong quá trình hoạt động, những rủi ro về tài chính của hộ kinh doanh sẽ phải đền bù bằng toàn bộ tài sản chứ không trong phạm vi vốn điều lệ như công ty TNHH hay doanh nghiệp cổ phần.
Một trong những ưu điểm của tư cách pháp nhân là có sự tách bạch về tài sản cũng như khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro. Tuy nhiên hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên tỷ lệ rủi ro của hộ kinh doanh là khá cao.
Hộ kinh doanh không có quyền phát hành cổ phiếu cũng như trái phiếu. Vì vậy việc huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này cũng gặp nhiều hạn chế.
f. Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thông thường sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này.
- Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.
+ Ưu điểm:
- Toàn quyền điều hành và chủ động trong quản lý.
- Chịu trách nhiệm bằng toàn tài sản cá nhân nên tạo uy tín và tin tưởng cho đối tác.
+ Nhược điểm:
- Rủi ro cho chủ doanh nghiệp cao nhất do chịu trách nhiệm bằng cả tài sản cá nhân.
- Không được pháp hành cổ phiếu, trái phiếu nên hạn chế huy động vốn.
3. Hồ sơ giấy tờ và thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Hiện nay các thủ tục hành chính khi thành lập công ty đã được giảm bớt do được cải cách hành chính về thủ tục. Tuy nhiên việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cũng như hiểu rõ thủ tục thành lập công ty giúp bạn giảm thiểu rất nhiều khó khăn khi bắt đầu kinh doanh.
III – TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY – DOANH NGHIỆP
1. Chuẩn bị các thông tin và nội dung khi thành lập công ty:
a. Chọn lựa một loại hình doanh nghiệp để khởi nghiệp:
- Loại hình doanh nghiệp cũng là yếu tố rất quan trọng, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty bạn.
- Những yếu tố chính giúp bạn xem xét lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm:
+ Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư.
- Có các loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn:
+ Công ty TNHH 1 thành viên.
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh
+ Doanh nghiệp tư nhân.
b. Chuẩn bị các giấy tờ tuỳ thân:
- Sao y công chứng Giấy chứng minh nhân dân (CMND)/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu
- Bản sao y công chứng không quá 3 tháng và thời hạn CMND không quá 15 năm.
- Nếu công ty có bao nhiêu thành viên thì tất cả các thành viên phải chuẩn bị giấy tờ này.
c. Chọn một cái tên doanh nghiệp để đăng ký:
- Việc đặt tên công ty và gây ấn tượng không chỉ là nguồn cảm hứng cho tất cả thành viên trong công ty mà còn là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai.
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
- Bạn nên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ phát âm và dễ ghi nhớ.
- Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014.
- Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào vào “dangkykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.
Ví dụ:
CÔNG TY TNHH VẠN XUÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NHẬT MINH
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRƯỜNG XUÂN
d. Địa chỉ trụ sở công ty/ Văn phòng công ty:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó.
- Tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại hoặc chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
e. Đăng ký ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề phải được mã hoá theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
- Bạn có thể đưa ra lĩnh vực kinh doanh dự kiến và Kế Toán Sài Gòn An Tín sẽ tư vấn và mã hoá phù hợp cho bạn.
- Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thoả mãn các điều kiện quy định của pháp luật khi đăng ký.
- Điều kiện có thể là Giấy phép con, Chứng chỉ hành nghề, An toàn thực phẩm, An ninh trật tự, vốn pháp định,…. tuỳ vào ngành và lĩnh vực cụ thể.
- Bạn cần tìm hiểu hoặc gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể ngành nghề bạn chọn có điều kiện hay không.
f. Đăng ký vốn điều lệ công ty:
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.
- Vốn điều lệ có thể thay đổi với sự đồng ý của các thành viên/ cổ đông.
- Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
- Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.
- Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng.
** Có cần phải chứng minh vốn điều lệ của doanh nghiệp không?
- Tại thời điểm hiện tại luật không quy định doanh nghiệp phải có tối thiểu bao nhiêu vốn và tối đa bao nhiêu (Trừ những doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề có điều kiện vốn pháp định tối thiểu).
- Do vậy cũng không vì thế mà bạn chọn một mức vốn quá thấp hoặc quá cao! Tại sao ?
+ Khi vốn điều lệ quá thấp sẽ không thể hiện hết được tiềm lực tài chính và quy mô công ty cho đối tác và sẽ trở ngại khi hợp tác kinh doanh, thiếu tin tưởng về tài chính của công ty bạn.
+ Và khi bạn cần hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng (ngân hàng) nếu số vốn quá thấp sẽ không tạo được sự “tin tưởng” khi bạn vay một khoảng vốn quá mức vốn điều lệ.
- Nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao vượt xa ngoài khả năng tài chính của bản thân thì lợi trước mắt là tạo niềm tin cho đối tác kinh doanh, ngân hàng, nhà cung cấp,… nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nợ nần quá mức khả năng chi trả.
- Bạn chịu trách nhiệm bằng đúng số vốn đã đăng ký.
- Khi doanh nghiệp mới có những bước đầu thành lập công ty, nguồn khách hàng chưa được thiết lập nhiều, chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển ổn định thì mình đăng kí tăng vốn điều lệ lên cao hơn.
g. Chức danh của đại diện theo pháp luật của công ty:
- Chọn chức danh là giám đốc hoặc tổng giám đốc.
II - THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP:
- Khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị thông tin như trên thì sẽ tiến hành thủ tục thành lập.
1. Biên soạn bản thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
1.1 Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định).
+ Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên (mẫu tham khảo).
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).
+ Bìa hồ sơ (bằng bìa nylon cứng không có chữ).
+ Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
1.2 Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Dự thảo điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tất cả các thành viên và người đại diện theo pháp luật ký tên.
+ Danh sách thành viên (1 bản).
+ Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên (đối với thành viên là cá nhân). (CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm).
+ Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác.
+ Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).
+ Bìa hồ sơ (bằng bìa nylon cứng không có chữ).
+ Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
1.3 Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Dự thảo điều lệ công ty cổ phần được tất cả các thành viên và người đại diện theo pháp luật ký tên.
+ Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
+ Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; (CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm).
+ Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác.
+ Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).
+ Bìa hồ sơ (bằng bìa nylon cứng không có chữ).
+ Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
2. Nơi tiếp nhận hồ sơ:
- Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Không bắt buộc người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp hồ sơ. Có thể uỷ quyền cho người khác đi nộp và lấy kết quả hộ.
- Khi uỷ quyền thì người được uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền hợp lệ. (Điều 9 - Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
3. Thời hạn giải quyết:
- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty.
5. Khắc con dấu tròn pháp lý và phát hành mẫu dẫu pháp nhân:
- Sau khi bạn nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn phải khắc dấu tròn công ty và phát hành mẫu dấu doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia.
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực năm 2015:
+ Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
+ Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
Tên doanh nghiệp.
Mã số thuế doanh nghiệp.
III - THỦ TỤC THUẾ SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP:
- Sau khi bạn nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu tròn bạn cần lưu ý thực hiện các thủ tục sau đây để hoàn tất đầy đủ theo đúng quy định để đưa công ty vào hoạt động.
1. Đăng ký thiết bị chữ ký số điện tử để khai tờ khai thuế môn bài:
a. Thiết bị chữ ký số:
- Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý.
- Chữ ký số như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet.
- Việc áp dụng Chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với Cơ quan Thuế, Hải quan, Ngân hàng điện tử, Bảo hiểm xã hội,…
b. Nộp tờ khai thuế môn bài:
- Sau khi bạn đăng ký thiết bị chữ ký số thì sẽ đăng nhập vào hệ thống trang tổng cục thuế để lập tờ khai lệ phí môn bài.
- Thời hạn nộp tờ khai:
+ Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doang nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh phải nộp tờ khai thuế môn bài.
+ Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.
Lưu ý:
Mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài theo thông tư 166/2013/ TT-BTC của bộ tài chính như sau:
TT |
Số ngày chậm nộp |
Mức phạt |
1 |
1 đến 5 ngày |
Phạt cảnh cáo |
2 |
5 đến 10 ngày |
400.000 đến 1.000.000 đ |
3 |
10 đến 20 ngày |
800.000 đến 2.000.000 đ |
4 |
20 ngày đến 30 ngày |
1.200.000 đến 3.000.000 đ |
5 |
30 ngày đến 40 ngày |
1.600.000 đến 4.000000 đ |
6 |
40 ngày đến 90 ngay |
2.000.000 đến 5.000.000 đ |
- Nộp thuế môn bài cho năm nay:
Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp được quy định như sau:
+ Mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống.
+ Mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ.
Lưu ý:
Nếu doanh nghiệp thành lập mới sau ngày 01/07 thì thuế môn bài của năm đó chỉ phải đóng 50% mức cả năm tức là 1.000.0000 đồng nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ, 1.500.000 đ nếu vốn điều lệ trên 10 tỳ.
- Thời hạn nộp tiền thuế môn bài hàng năm:
+ Các năm tiếp theo phải nộp tiền thuế môn bài hạn chót vào ngày 30/01 hàng năm.
- Mức phạt nếu chậm nộp tiền lệ phí môn bài:
Theo thông tư 130 /2016 TT-BTC của bộ tài chính như sau:
Số tiền phạt = số tiền thuế môn bài chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp.
Ví dụ: Công ty đăng ký vốn điều lệ là 4 tỷ (Mức nộp thuế môn bài là 2.000.000 đ) chậm nộp tiền thuế môn bài 30 ngày:
Số tiền phạt là = 2.000.000 đ x 0,03% x 30 ngày = 18.000 đồng
2. Mở tài khoản ngân hàng và kích hoạt trích nộp thuế điện tử:
- Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cần chuẩn bị:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh công chứng.
+ Chứng minh nhân dân của đại diện theo pháp luật (giám đốc).
+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
+ Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
+ Chứng minh nhân dân của Kế toán trưởng.
+ Bản sao điều lệ công ty.
+ Bản sao thông báo mẫu dấu của công ty.
- Kích hoạt bước 2 nộp trích nộp thuế điện tử. (Kế toán phải đăng ký bước 1 với tổng cục thuế thông qua thiết bị chữ ký số điện tử)
- Ký quỹ ngân hàng và nộp tiền thuế môn bài
+ Thường thì khi bạn mở tài khoản ngân hàng phải ký quỹ 1.000.000 đồng
+ Nộp tiền vào tài khoản doanh nghiệp vừa mở để trích nộp thuế môn bài cho kho bạc.
+ Lưu ý nộp thêm phần phí chuyển tiền cho kho bạc (Khoảng 15.000 đ – 20.000 đ).
- Thông báo số tài khoản ngân hàng lên Sở kế hoạch và đầu tư:
+ Soạn hồ sơ theo mẫu Phụ lục II-1 (02 bản)
+ Ký tên đóng dấu.
+ Scan nộp điện tử lên cổng thông tin quốc gia. http://dangkykinhdoanh.gov.vn
+ Sau khi có thông báo hợp lệ mới đem lên Sở kế hoạch nộp file cứng.
+ Hồ sơ gồm Phụ lục II – 1 (02 bản) + Biên nhận + Thông báo hợp lệ.
3. Treo bảng tên/ bảng hiệu công ty:
- Nội dung bảng hiệu công ty gồm:
+Tên doanh nghiệp.
+ Mã số doanh nghiệp.
+ Địa chỉ công ty.
4. Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu với chi cục thuế quản lý:
4.1 Thành phần hồ sơ gồm: (Chuẩn bị 2 bộ như sau)
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
+ Công văn về việc đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn.
+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
+ Quyết định bổ nhiệm kế toán.
+ Đơn đề nghị đặt in hóa đơn đặt in (Mẫu 3.14 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
+ Hoặc nếu sử dụng hoá đơn điện tử thì làm Quyết định sử dụng hoá đơn điện tử.
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ công ty sẽ lên nộp tại chi cục thuế quản lý mình.
Cơ quan thuế sẽ ra phiếu hẹn trả kết quả "Chấp thuận đặt in hóa đơn" cho doanh nghiệp.
+ Trong 03 ngày làm việc cơ quan thuế có thể sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty xem Doanh Nghiệp có đủ điều kiện để đặt in hóa đơn hay không.
+ Để đáp ứng đủ điều kiện đặt in hoá đơn bạn cần chuẩn bị:
- Treo bảng hiệu đầy đủ tại trụ sở chính của công ty.
- Chuẩn bị hợp đồng thuê văn phòng, thuê nhà của doanh nghiệp.
- Bố trí sắp xếp văn phòng làm việc để thể hiện là công ty đang có hoạt động.
- Doanh nghiệp có người ở văn phòng tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.
4.2 Chấp thuận được đặt in hoá đơn và phát hành hoá đơn:
- Sau khi lấy kết quả chấp thuận cho phép đặt in hóa đơn GTGT của cơ quan thuế doanh nghiệp có thể tiến hành đặt in hóa đơn GTGT.
- Sau khi đặt in doanh nghiệp làm thủ tục phát hành hoá đơn gồm:
+ Hợp đồng đặt in
+ Hoá đơn mẫu.
+ Lập thông báo phát hành hoá đơn và nộp tờ khai lên tổng cục thuế
4.3 Hoàn tất các thủ tục và điều kiện khác đối với công ty đăng ký ngành nghề có điều kiện.
Kế Toán Sài Gòn An Tín đã tổng hợp toàn bộ thủ tục và quy trình để thành lập mới một công ty và đưa công ty vào hoạt động.
Kế Toán Sài Gòn An Tín cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói như trên kèm nhiều ưu đãi và hậu mãi về sau bạn có thể tham khảo.
Kế Toán Sài Gòn An Tín đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp - tận tâm - hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trên chặn đường dài.
Kính chúc bạn sẽ gặt hái nhiều thành công và phát triển phồng thịnh.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (GPKD)
Uy Tín - Nhanh Chóng - Chất Lượng tại Sài Gòn
Giao nhận hồ sơ tận nơi.
Tư vấn 24/7 - Hỗ trợ hết mình và nhiệt tình
Chất lượng và thành công của dịch vụ chúng tôi phụ thuộc vào sự hài lòng của các bạn
Bình luận
Xem thêm